Tầm quan trọng của chiến lược tiếp thị trong ngành giáo dục
Sự cấp thiết của chiến lược tiếp thị trong ngành giáo dục
Dưới góc độ lý thuyết Marketing, ngành giáo dục
bản chất như một ngành dịch vụ. Người làm dịch vụ muốn tồn tại lâu dài cần phải
liên tục đổi mới trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và tìm kiếm
thêm khách hàng mới.
Ngày nay, khi mô hình giáo dục ở Việt Nam không còn gói gọn
trong các cấp bậc tiểu học, trung học, đại học mà còn có sự tăng trưởng như nấm
của các trung tâm giáo dục bên ngoài. Trung tâm tiếng Anh hay các khóa học ngắn
hạn dần được ưa chuộng trong những năm gần đây chứng minh một điều giáo dục phải
đi đôi với nhu cầu thiết thực của xã hội.
>>> Xem thêm những chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục
Đối tượng học tập ngày càng đa dạng cộng với
những thói quen được hình thành trong thời đại internet, các trường học và
trung tâm giáo dục muốn tồn tại và phát triển trong xu hướng xã hội hóa giáo dục
cần có hoạt động marketing online đưa thông tin của sản phẩm dịch vụ đến đúng đối
tượng có nhu cầu tìm kiếm một các nhanh chóng.
Chiến lược tiếp thị trong giáo dục đang được đẩy mạnh đầu tư
Mục tiêu chung mà chiến lược tiếp thị trong ngành giáo dục luôn nhắm vào chính là nắm
được nhu cầu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và đào tạo theo nhu cầu
xã hội. Áp dụng chiến lược tiếp thị trong giáo dục tại Việt Nam nhằm tăng tương
tác giữa nhà trường và sinh viên, học viên.
Ví dụ đơn giản, các trung tâm dạy nghề muốn mở
rộng quy mô ngành nghề, dự đoán những ngành hot trong tương lai để đào tạo nguồn
nhân lực kịp thời yêu cầu họ phải phân tích để hiểu về nhu cầu thị trường, hiểu
về nhu cầu của Khách hàng tiềm năng và các phương tiện họ tiếp cận hằng ngày là
gì để lên kế hoạch quảng bá, xuất hiện với tần suất liên tục.
Hay các trung tâm, học viện phải biết được học
viên tiếp cận được mình thông qua kênh nào, làm sao để tuyển sinh được càng nhiều
càng tốt là mong muốn cốt lõi của các đơn vị tuyển sinh. Từ đó, xem xét lại điểm
mạnh, điểm yếu trong chương trình đào tạo, ra những kế hoạch mới để đáp ứng được
nhu cầu của học viên, sinh viên.
Các yếu tố cần phân tích khi đề ra chiến lược tiếp thị hiệu quả trong ngành giáo dục
Cũng như marketing truyền thống, làm marketing
giáo dục bao gồm các bước phân tích, lập kế hoạch, thực hiện các chiến lược tiếp
thị phát triển giao tiếp với cộng đồng. Như vậy, marketing giáo dục liên quan
trực tiếp tới các vấn đề:
+ Chiến lược phát triển của tổ chức là gì?
+ Khách hàng mục tiêu là ai?
+ Khách hàng tiếp nhận truyền thông là ai?
+ Ngân sách dự kiền
+ Dự định khoảng thời gian thực hiện chiến dịch.
Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu đến từ
đâu, đây sẽ là bước “mỏ neo” để bắt đầu phân tích và xây dựng các phương tiện
hoặc nhóm phương tiện để làm PR – marketing.
Xây dựng chiến lược tiếp thị tổng lực
Chiến
lược tiếp thị trong ngành giáo dục cần kết hợp giữa
hai hình thức marketing truyền thống và marketing online. Các công cụ marketing
truyền thống phù hợp sử dụng cho chiến lược tiếp thị trong ngành giáo dục bao gồm:
print ads, ấn phẩm chiếu trên truyền hình, tiếp thị qua điện thoại, email, tổ
chức sự kiện hoặc phát tờ rơi.
Print ads: quảng cáo trên các ấn phẩm giới thiệu
về thông tin, hoạt động của trường . Có thể tiếp thị hình ảnh của trường trên tạp
chí học đường, tạp chí chuyên ngành, báo giấy phù hợp với các tin tuyển sinh hằng
năm.
Event: tự tổ chức hoạt động quảng bá hoặc tham
gia các ngày hội tư vấn tuyển sinh cùng nhiều đơn vị đào tạo khác để giao lưu với
học sinh, phụ huynh, giới báo chí và các trường.
Kết nối trực tiếp có thể dùng: telemarketing, direct
mail. Đây luôn là công cụ tuy không mới nhưng luôn được đánh giá cao bởi tính đề
cao sự cá nhân hóa.
Đầu tư TVC, video clip có tính kêu gọi trên
các phương tiện truyền thông như tivi. Nội dung chiến dịch có thể xoay quanh việc
mời học viên tham gia các hoạt động kết nối trực tiếp với nhà trường nhằm tìm
hiểu ngành nghề,…
Bên cạnh đó, tiếp thị trên internet đang là xu
hướng trong ngành giáo dục. Để tăng tính cạnh tranh bắt buộc mỗi đơn vị phải
luôn làm mình nổi bật giữa một rừng kết quả tìm kiếm. Chi phí marketing khi này
sẽ cao nếu chiến lược tiếp thị của bạn sử dụng đa kênh. Nhưng sau đây, MOA chỉ
đề cập đến các công cụ Marketing Online có thể tối ưu hóa tối đa chi phí.
Phát triển website thể hiện được điểm vượt trội
của đơn vị so với nhiều đối thủ khác, thông tin tuyển sinh, khóa học cần được đề
cập thường xuyên, hấp dẫn và đăng tải nhiều hình ảnh về hoạt động của trường nhằm
tăng độ tin cậy.
Tận dụng các trang mạng xã hội lớn hiện nay
như Facebook, snapchat để đăng bài chia sẻ thông tin về đơn vị của bạn. Xu hướng
chiến lược tiếp thị trong ngành giáo dục
đang được ưa chuộng trong năm 2017 là viral video, chức năng live stream phát
trực tiếp của Facbook sẽ là trợ thủ đắc lực.
Google Adwords: một khâu không thể bỏ qua khi
bạn muốn nhanh đứng top tìm kiếm có thể chi trả cho quảng cáo. Nếu muốn tiết kiệm,
bạn có thể để tăng thứ hạng tự nhiên.
Những điều cần ghi nhớ khi thiết lập một chiến dịch tiếp thị trong ngành giáo dục:
Quy trình xây dựng chiến lược tiếp thị gồm 8
bước sau đây:
Kế hoạch của bạn phải đáp ứng được các yếu tố
cụ thể sau đây:
+ Phân tích tổng quan: Khách hàng, đối thủ, xu
hướng của thị trường.
+ Đặt ra mục tiêu của chiến lược.
+ Lên kế hoạch phân bố nguồn lực để chạy chiến dịch
trong những thời điểm vàng nào? Marketing cho ngành giáo dục khác với marketing
cho các ngành khác, vì giáo dục có các khung thời gian riêng biệt. Học sinh thường
kết thúc khóa học vào mùa hè, và bắt đầu khóa học vào mùa thu. Sẽ rất tốt nếu bạn
xây dựng chiến lược marketing cho giáo dục bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng
11. Đó là khoảng thời gian có nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
+ Phương pháp theo dõi, đánh giá hiệu quả.
Nếu gặp khó khan hãy liên hệ với MOA để được hỗ
trợ dịch vụ tư vấn chiến lược từ A ->Z.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét