Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Điều Cần Biết Về Chiến Lược Tiếp Thị Cho Ngành Giáo Dục

Các điều cần biết về chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục


Ngành giáo dục là một lĩnh vực kinh doanh tốt. Tuy nhiên, làm Marketing cho ngành giáo dục không thật sự dễ dàng. Bài viết này sẽ hướng dẫn mọi người chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục thông qua 4 bước:


1. Phân tích: Khách hàng, đối thủ, bản thân

2. Lên kế hoạch và vạch rõ hướng đi từng bước: Đưa ra mục tiêu, cách thức tiến hành và đánh giá các nguồn lực cần có để đạt được thành công.

3. Triển khai kế hoạch thông qua các tiêu chuẩn chung để đánh giá và theo dõi

4. Kiểm tra và đánh giá lại kế hoạch thường xuyên.

các chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục

Các bước triển khai kế hoạch


Bước 1: Xây dựng website sao cho:

Thể hiện được quy mô, chiều dày lịch sử, văn hóa, hệ thống phòng ban rõ ràng…

Những điểm khác biệt mà bạn có so với các đối thủ chính trong ngành.

Cam kết cho sinh viên về chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra.

Cung cấp những bằng chứng chứng minh năng lực đào tạo của công ty mình.

Bước 2: Sử dụng các công cụ để làm Marketing

Sử dụng công cụ tìm kiếm của Google. Để lên được một chiến lược tiếp thị hiệu quả đòi hỏi người làm Marketing phải am hiểu về sản phẩm, thị trường, khách hàng, đối thủ.

Có 2 cách tiếp thị qua google, đó chính là quảng cáo google thông qua google adwords hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm tăng thứ hạng tự nhiên của website.

Quảng cáo google adwords không đơn giản chỉ là việc nghiên cứu từ khóa và bỏ tiền để chạy quảng cáo là xong. Muốn thành công trong chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục thì cần một kế hoạch thật sự rõ ràng và bài bản. Cần phân tích và có chiến lược tiếp thị đi, tiếp thị lại.

Từ khóa là một vấn đề quan trọng giúp đưa website lên Top 10 google. Người làm Marketing cần nghiên cứu kỹ sao cho nhắm đúng được đối tượng mà khách hàng đang tìm kiếm. Các từ khóa khách hàng thường kiếm để làm SEO.

Facebook là kênh mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Facebook là môi trường tốt để doanh nghiệp Marketing sản phẩm của mình đến khách hàng. Quan trọng hơn, đối tượng sử dụng Facebook đa phần là các bạn trẻ và có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm các khóa học tốt.

Các sinh viên tiềm năng thường sử dụng các công cụ tìm kiếm hoặc online facebook để tìm các khóa học ngắn hạn nhưng hữu ích.

Các sinh viên hầu như dành phần lớn thời gian truy cập vào facebook hơn các phương tiện truyền thông khác. Và sinh viên đánh giá lựa chọn khóa học dựa trên hình ảnh hay độ uy tín của khóa học.

Do đó, doanh nghiệp cần tận dụng kênh mạng xã hội này để làm marketing trong chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục hiệu quả.

Email marketing phù hợp để marketing cho đối tượng là phụ huynh. Email marketing sẽ tạo được sự tin tưởng của phụ huynh đối với các khóa đào tạo mà doanh nghiệp cung cấp.

Phụ huynh hầu như là người quyết định mua các khóa học do họ là người chi trả các chi phí. Nếu doanh nghiệp có một chiến lược tiếp thị bài bản sẽ tăng thêm độ tin cậy đối với phụ huynh.

Mạng xã hội giúp ích nhiều cho Marketing trong ngành giáo dục

Chi phí tiếp thị cho các hoạt động này không quá cao nhưng tính hiệu quả rất tốt. Các kênh quảng cáo truyền thống thường rất tốn kém và tạo ra các chi phí quá lớn. Nhưng quảng cáo truyền thống lại rất khó đo lường.

Tiếp thị trực tuyến mang lại hiệu quả cao hơn. Lý do đến từ việc các hoạt động tiếp thị này có thể xác định được đúng đối tượng khách hàng. Xác định được cách tiếp cận phù hợp với chi phí hợp lý nhất.

Các phản hồi sau khi tiếp thị xong hầu như đến ngay lập tức. Các thông điệp được truyền tải đến khách hàng một cách nhanh nhất. Do đó, Digital Marketing rất dễ đo lường tính hiệu quả.

Loại hình marketing này dễ dàng phân vùng đối tượng khách hàng mục tiêu và giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi để đánh giá tính hiệu quả.

Nếu bạn muốn tham gia vào lĩnh vực giáo dục và đang loay hoay với một chiến lược tiếp thị bài bản thì hy vọng bài viết chiến lược tiếp thị cho ngành giáo dục này hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét