Hướng dẫn cách xây dựng liên kết nội bộ dễ dàng
Là một trong những cách tốt nhất để có thể tối ưu hóa được
khả năng vận hành của một website, liên
kết nội bộ sẽ giúp chúng ta có được mối liên hệ chặt chẽ với nhiều trang
web khác.
Dựa vào thói quen cùa người truy cập trang mà có thể cho
Google biết được ta đang nói về chủ đề, và từ đó có thể gợi ý tốt nhất cho người
dùng về sau.
Việc có được các liên kết nội bộ chặt chẽ ảnh hưởng nhiều đến
thứ hạng của trang, làm thay đổi chỉ số PR (PageRank) cũng như đối với các
Category.
Sơ nét về liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ
có thể được hiểu một cách đơn giản là đưa một đường dẫn sang trang khác từ
trang web, hay bài viết của bạn đang SEO. Bạn cũng có thể gọi nó là điều hướng
trang.
Vậy thì bằng cách đưa các liên kết vào trong các trang khác
nhau, ta có thể tạo nên một mạng lưới vững chắc có cấu trúc liên quan tới nhau.
Như ta có thể thấy được trong hình thì các liên kết lần lượt
chứa những từ khóa khác nhau (A, B, C, D, E) nhưng đi kèm trong bài viết là có
các từ khóa phụ khác.
Chính nhờ điều này mà các công cụ tìm kiếm như Google hay
Bing có thể đánh giá được chất lượng của trang web bằng các link liên quan cũng
như thu thập được các thông tin để tối ưu hơn trong việc tìm kiếm.
Những phương pháp xây dựng liên kết nội bộ
Có nhiều cách đề có thể xây dựng nên một liên kết nội bộ tốt:
+ Xây dựng liên kết nội bộ tại những trang có chỉ số PA cao.
+ Dồn liên kết nội bộ từ những trang khác tới trang đích
quan trọng.
+ Xây dựng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin
quan trong.
+ Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
+ Đặt liên kết nội bộ tại footer.
Tuy rằng có khá nhiều mô hình liên kết nội bộ nhưng phổ biến và cơ bản nhất vẫn là mô hình liên kết
kim tự tháp và mô hình bánh xe link.
Liên kết nội bộ bằng mô hình bánh xe link (Link wheel)
Mô hình này được sử dụng khi có một trang hay 1 bài viết cần
SEO nằm tại vị trí trung tâm, xung quanh là các trang hay bài viết bổ trợ cho
nó.
Từ các trang hay bài viết bổ trợ này sẽ đi link về trang hay
bài viết cần SEO. Lưu ý là trang hay bài viết cần SEO không đi link ngược lại
cho các trang hay bài viết bổ trợ (nó chỉ được nhận link thôi)
Sau đó thì các trang hay bài viết bổ trợ sẽ đi link liên kết
lại với nhau theo nguyên lý cân bằng (chiều hướng mũi tên 2 chiều) theo một
vòng tròn khép kín.
Liên kết nội bộ bằng mô hình kim tự tháp( Link pyramid)
Mô hình Pyramid có hình dạng tương tự một kim tự tháp, có
nhiều tầng và các bài hỗ trợ sẽ đi theo hướng từ dưới lên. Trên đỉnh của “kim tự
tháp” chính là bài viết chúng ta đang cần SEO.
Cấu trúc của một kim tự tháp như sau:
Tầng 1: Đây chính là trang hay bài viết chúng ta cần
SEO. Nó sẽ chỉ được nhận link từ các tầng dưới nó và không được đi link ngược lại.
Tầng 2: Là các trang hay bài viết sẽ đi link về tầng 1
cho trang hay bài viết cần SEO.
Tầng 3: Là các trang hay bài viết bổ trợ và sẽ đi link
về tầng 2.
Tương tự như thế cho các tầng dưới nó như: tầng 4 sẽ đi link
về tầng 3, tầng 5 sẽ đi link về tầng 4… Còn tùy thuộc vào nguồn nhân lực và thời
gian của bạn.
Bạn cần lưu ý một số điểm trong mô hình kim tự tháp như sau:
đó là không được đi link từ trên về xuống dưới. Việc đi link phải được thực hiện
tuần tự từ tầng thấp nhất lên tầng trên cùng (đỉnh kim tự tháp), . . .
Bằng những phương pháp cơ bản và không khó khăn, ta có thể dễ
dàng xây dựng liên kết giữa các trang với nhau. Từ đó có thể tăng sự tương tác
cũng như là thứ hạng của trang web cần SEO.
Một mạng lưới nội bộ liên kết với nhau chặt chẽ sẽ giúp ta
tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như nhân lực và sẽ là công cụ đưa thành
công tới gần hơn với người dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét