Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Các Công Cụ Hỗ Trợ SEO – SEOer Phải Biết

Các công cụ hỗ trợ SEO

Ngày nay, công nghệ đang trên đà phát triển, đặc biệt là internet. Internet là một thị trường tiềm năng giúp các doanh nghiệp bán được nhiều hơn. Vậy là sao để bán hàng trên Internet hiệu quả? Cách đơn giản nhất là chúng ta phải tối ưu hoá công cụ tiềm kiếm sản phẩm trên trang google – đó là SEO.

Vậy làm như thế nào để ta có thể SEO hiệu quả? Chúng ta phải cần đếm các công cụ hổ trợ SEO tốt cho Website, có thể chỉnh sữa lỗi trong Website. Giúp cho Website của bạn có thể dễ dàng lên top tìm kiếm.

Các công cụ hỗ trợ SEO là gì?


Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn 2 công cụ hổ trợ SEO tốt nhất, được nhiều chuyên gia SEO sử dụng nhất. Đó là:


Công cụ kiểm tra Onpage


Woorank.com

Đây là một công cụ hổ trợ SEO khá tốt để  giúp chúng ta có thể kiểm tra Website đã đúng hay chưa, có bị mắc lỗi gì trên Website hay không để những người thiết kế Web nhận ra lỗi và khắc phục đúng lúc.

Sử dụng Wooorank để kiểm tra như thế nào?

Để có thể sử dụng được công cụ này, đầu tiên bạn cần phải truy cập vào Website của nó: http://www.woorank.com/

Tiếp theo, bạn có thể nhập bất kì Website nào vào khung “Try it for free” để công cụ kiểm tra thông tin giúp bạn

Sau khi chờ vài giây, bạn sẽ nhận được số điểm mà công cụ Woorank kiểm tra thông tin báo về, thường thì số điểm sẽ giao động từ 50 điểm trở lên, nếu con số dưới 50 điểm có nghĩa là Website của bạn chưa đạt được tiêu chuẩn.

Ngoài ra, có thêm một lợi ích nữa từ Woorank – sẽ giúp bạn có thể liệt kê ra được 13 phần quan trọng của Website theo tiêu chí đánh giá :

Visitor: thông qua các chỉ số alexa của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Woorank sẽ đưa ra cho bạn chỉ số đánh giá số lượng người truy cập vào Website của bạN, bên cạnh đó còn có thể giúp cho bạn biết các thông tin cơ bản của người truy cập, ví dụ như: độ tuổi, giới tính..

Social Monitoring: Ở phần đánh giá này, công cụ Woorank sẽ giúp bạn thống kê số like từ các trang mạng xã hội như Facebook, zalo,.. mà Website của bạn đạt được trong thời gian qua.

Traffic Estimation: Ở phần đánh giá này, họ có thể ước tính được số lượng khách truy cập hằng ngày vào trang Web của bạn ở mức nào.

Mobile: phần đánh giá này sẽ giúp cho bạn biết tốc độ Load Website của bạn là nhanh hay chậm khi người dùng truy cập bằng điện thoại.

SEO Content: bao gồm các đánh giá của WWooorank về Title, Description, Meta Keyworks, các thẻ từ H1 – H6

SEO links – công cụ này sẽ cho biết được bảng đánh giá của trang chủ Website của bạn, xác định được số lương Backlink thuộc trang Web và số lượng Backlink được kick đến.

SEO Authority: thông qua bảng đánh giá này, công cụ sẽ cho bạn biết thêm thông tin về số Page, Pr..

SEO backlinks: công cụ sẽ cho biết số lượng Backlink trỏ về Site của bạn.

SEO doctor tool


Khi nghe đến doctor ta nghĩ ngay đến khám và chữa bệnh. SEO doctor cũng vậy, công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra các lỗi đang mắc phải trong bài viết và đưa ra các tiêu chí để có thể viết bài chuẩn SEO, và nếu bạn đang mắc lỗi thì SEO doctor sẽ cảnh báo giúp bạn sữa lỗi.

SEO doctor sẽ giúp bạn phân tích đánh giá Website trong quá trình SEO Onpage, đưa ra tiêu chí đánh giá onpage để site thân thiện với công cụ tìm kiếm, giúp ích cho việc tìm kiếm và đánh giá của google

Sử dụng SEO doctor tool như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần phải tải phần mềm SEO doctor tool vào máy: Menu(fireox): Tool/Add-ons và gõ keyword SEO doctor sau đó nhấn vào Install.

Sau khi cài đặt xong ứng dụng, các bạn hãy tắt và mở lại trình duyệt, lúc đó nhìn phía bên tay phải bạn sẽ gặp được một hình lá cờ. Lúc đó chắc chắn là bạn đã cài đặt thành công.

Khi sử dụng phần mềm SEO doctor tool này, bạn cần phải quan tâm một số tiêu chuẩn:

Web Analytics: Bạn có thể phân tích web qua công cụ miễn phí Google Analytic để theo dõi lưu lượng khách đến thăm trang của bạn.

ALT Image tag: Đây là một tiêu chí quan trọng trong bài viết onpage mà bạn cần chú ý để hoàn thiện, Google sẽ không thể hiểu được nội dung các hình ảnh trong bài viết của bạn vì vậy bạn nên bổ sung thẻ ALT cho hình ảnh và các thẻ ALT nên chứa các từ khóa cần seo.

H1 và H2 Tag: Là các thẻ heading trong bài viết riêng với H1 chỉ cần 1 thẻ duy nhất và đó chính là tiêu đề cho trang của bạn. Bạn nên tối ưu các thẻ H1 và H2 và nên chauws từ khóa trong các thẻ này.

Number of links: SEO Doctor sẽ báo cho bạn con số các link liên kết ra ngoài website của bạn, nếu trên 100 liên kết thì seo doctor sẽ báo để bạn quản lí tốt các liên kết này, nếu link xấu bạn có thể gỡ bỏ ngay để không ảnh hưởng đến site.

Loading Time: Đây là thời gian load site của bạn và cũng là một tiêu chí quan trọng đối với seo, loading time phụ thuộc vào hosting của bạn khi hosting đầy hoặc băng thông hết hạn bạn cần liên hệ với đơn vị cung cấp hosting để xử lí. Thời gian load lâu sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc lên top của site vì khách hàng sẽ bực mình và hủy bỏ các cuộc visit tới site.

Meta Description: Đây là thẻ miêu tả ngắn gọn và tóm tkắt nhất nội dung bài viết, nó rất quan trọng vì sau khi đọc phần miêu tả này khách sẽ quyết định visit vào site hay không. Bạn nên viết phần này từ 70-160 kí tự là tốt nhất.

Page Indexable: Website của bạn nên có file robot.txt và thẻ meta trong, page indexable đạt càng cao càng tốt và bạn nên để trên 50%.

Seo Friendly URLs: Url của site cũng rất quan trọng trong việc đi seo web,bạn nên tối ưu url và url chứa từ khóa cần seo sẽ giúp ích rất nhiều cho  site lên top.

Title tag: Thẻ title này cũng rất quan trọng với những người dùng nó sẽ được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm để người dùng nhìn thấy có quyết định click vào site hay không. Bạn nên tối ưu thẻ title trong khoảng 75 kí tụ và chứa từ khóa cần seo.

Công cụ kiểm tra Offpage: Ahrefs


Vậy Ahrefs là gì?

Ahrefs là một công cụ phân tịch trực tiếp các thông số của Websitr Online lớn nhất hiện nay.  Giúp bạn có thể kiểm tra và phân tích Blacklink của bất kì một website nào theo ý của các bạn.

Khi sử dụng Ahrefs cần quan tâm đến tiêu chuẩn gì?

URL Rank: giúp bạn có thể kiểm tra số lượng và chất lượng của backlinks của nó. Phạm vi của URL Rank là từ 1 – 100 điểm, với 100 là mức điểm cao nhất. Khi bạn thấy thứ hạng dưới 30 điểm có nghĩa là URL đó chưa phổ biến, từ 31 – 70 điểm có nghĩa là trung bình, từ 71 – 100 điểm có nghĩa là rất phổ biến.

Ahrefs Domain Rank: Nó đánh giá thứ hạng domain, thứ hạng được đánh giá từ 01-100, nếu domain càng có thứ hạng cao thì độ tin tưởng càng lớn, vì vậy hãy tìm domain cũ hoặc những domain lâu năm thường có độ tin tưởng cao hơn.

Backlinks :  Cái  này chắc ai cũng hiểu, vì làm SEO mà không hiểu back link là gì thì đừng nói đến chuyện làm SEO nữa nhé, còn đọc đến đây mà chưa hiểu back link thì nên thoát ra vào google hỏi google xem backlink là gì sau đó quay lại đọc tiếp phần sau.

Đây là những công cụ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong lĩnh vực SEO Website của mình. Các công cụ hổ trợ này giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc hoàn thiện Website cũng như tăng uy tín  thương hiệu của lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét